CHỐNG THẤM XÂY DỰNG VIỆT NAM
GIỚI THIỆU VỀ CHỐNG THẤM XÂY DỰNG
(Chống thấm xây dựng) Việt Nam có khí hậu thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm. Và các yếu tố khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ không khí, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa…
Chống thấm xây dựng Việt Nam |
tác động trực tiếp lên công trình, gây ra những loại hư hỏng khác nhau như nứt kết cấu, thấm nước, rêu mốc mặt ngoài… gọi chung đó là “bệnh nhiệt đới”
Hầu hết các công trình xây dựng giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ trước đều đã bị thấm. Do vậy, trên cả nước các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, quốc phòng, nhà ở dân dụng có kết cấu là bê tông cốt thép đều đã phải được tăng vốn đầu tư để thực hiện việc chống thấm. Phải có khoản chi phí cho chống thấm vì khi đã bị thấm sẽ để lại hậu quả với tổn phí cao gấp nhiều lần chống thấm ban đầu”. Và chi phí ban đầu này chỉ chiếm 1 – 2% trên tổng trị giá công trình.
Nguyên nhân gây thấm
Xét về mặt lý thuyết,
Xét về mặt lý thuyết,
Các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản(khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 - 40 micromet(1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
Vì bản chất của bê tông có tính đàn hồi, co giãn nên phải được thi công, đầm dùi đúng kỹ thuật để trong kết cấu bê tông đặc chắc không có mao mạch, những khoảng rỗng. Cốt liệu cấu thành bê tông phải đúng quy chuẩn, số lượng; không thể “rút bớt”. Nếu thực hiện không đúng hai yếu tố vừa nêu thì đó sẽ là một trong những nguyên nhân có thể gây thấm. Khi đó, kết cấu bê tông có thể sẽ bị nứt và lưu ý rằng, hạng mục chống thấm chỉ bảo vệ kết cấu hay chỉ trám bít chỗ nứt nhỏ từ 1 li trở lại chứ không hàn gắn đường nứt lớn hơn cũng như tham gia vào kết cấu công trình. Nhất là công trình bị lún sụt, kết cấu nền móng yếu, sai quy chuẩn sẽ gây nứt và thấm. Đặc biệt, nền và tường tầng hầm rất dễ bị thấm do tiếp xúc trực tiếp với đất; khi bị thấm, nước sẽ làm mục thép, bê tông và dẫn đến huỷ hoại.
Thông thường bị thấm ở các mạch ngừng như giữa sàn với sàn – đúc sàn ở hai thời điểm khác nhau. Tại đó, độ liên kết có phần “lỏng lẻo”; hoặc mạch ngừng giữa sàn với chân tường; hoặc thấm ở các khe lún – các khoảng hở giữa hai công trình như nhà liên kế. Và, tại những điểm tiếp giáp giữa ống kỹ thuật đi xuyên đà, xuyên sàn – cần có những cách thức thi công riêng biệt để bít kín giữa bê tông với ống nhựa. Việc thay đổi thiết kế, sửa chữa – phải đập, đục cũng là nguyên do dễ gây thấm, nếu không xử lý đúng cách.
Chống thấm cầu - đường: Biện pháp thi công chống thấm cầu bằng các sản phẩm của Radcon Formula # 7, Tamsil 7, Indoseal, Compernit… Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn… |
Có hai dạng cấu trúc công trình có thể sẽ bị thấm là cấu trúc ngầm và cấu trúc nổi:
Theo chống thấm Việt Nam như sau:
Ngầm như tầng hầm; cấu trúc nổi như tường ngoài, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, bồn hoa, sênô(máng xối), hồ nước, hồ bơi, hệ thống mái... Tựu trung, những nơi tiếp xúc trực tiếp môi trường tự nhiên, thường phải đối mặt với nắng mưa thì dễ gây thấm, nhất là xứ nhiệt đới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét